CHÈ XANH
Trong nhiều thú vui ở đời thì thú uống chè xanh đã có từ lâu, lại rất đậm đà tình cảm, mang hồn đất Việt. Ca dao Việt nam xưa có câu:
“Chú tôi hay tửu hay tâm
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa”
Nước ta, cây chè được trồng nhiều ở miền trung du và miền núi phía Bắc. Cây chè được trồng chủ yếu lấy búp để sản xuất thành chè móc câu Thái Nguyên, Phú Thọ, Mộc Châu, Hà Giang… Chè còn được các nhà máy chế biến và đóng hộp thành các loại chè Hồng Đào, Đại Đồng…và nhiều loại chè thơm ngon khác. Búp chè còn được sản xuất chèđen xuất khẩu sang các nước Châu Âu.
Không chỉ ở Trung du, miền núi, cây chè còn được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam… Từ lâu, vườn chuối, vườn chè đã trở thành hình ảnh thân thương của làng quê đất Việt.
“Đêm nay mới thật là đêm
Ai đem trăng giãi ở trên vườn chè”
(Nguyễn Bính)
Chè xanh có hai loại: Chè đồi lá to, dày, màu xanh thẫm, nấu lên có nhiều vị chat. Chè vườn lá mỏng hơn, màu xanh nhạt, nấu lên nhất là hãm uống có mùi thơm ngon đặc biệt. Chè vườn cũng có hai loại: một loại lá to,mỏng; một loại lá nhỏ, nhọn, dày, màu xanh hơi vàng, đó là loại chè xanh ngon nhất. Vùng Nghệ An, Hà Tĩnh có những vườn chè cao như cây hồng, cây mít, phải bắc ghế hoặc thang mới hái được. Chè ngon nhất có lẽ là chè Mét lá nhỏ, dày, màu vàng, động tay vào nõn chè ta thấy lạo xạo như thủy tinh. Chè Mét (Thái Bình) hãm vào tích sứ Hải Dương với nước mưa đun sôi – loại nước mưa hứng bằng cum sành từ cây cau xuống – sau 20 phút mở nắp tích ra, mùi thơm chè xanh lan tỏa khắp làng, khiến cả làng ai cũng them uống chè xanh.
Chè xanh là một thứ nước giải khát cổ truyền của dân tộc. Chè xanh vừa ngon lành, vừa tiện lợi, trừ em bé ra thì ai uống cũng tốt cho sức khỏe. Các nhà khoa học còn cho biết chè xanh là thứ thuốc chữa được nhiều bệnh, đặc biệt còn chống được nhiễm xạ.
Trong kháng chiến chống Pháp, bên ấm chè xanh, nhân dân và bộ đội ta “ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau”. Bát nước chè xanh đã góp phần thắt chặt tình quân dân cả nước. Trong kháng chiến chống Mỹ, bên ấm chè xanh, bà con quây quần quanh chiếc đài bán dẫn, nghe tình hình miền Nam. Bên ấm nước chè xanh, bà con cô bác đã xích lại gần nhau, cùng chung một nỗi lo toan, buồn vui theo những bước chân của người chiến sĩ giải phóng.
Trên tiền tuyến, bát nước chè xanh đã được cho vào biđông theo người lính đi khắp núi rừng Trường Sơn, đi khắp các kênh rạch chằng chịt của miền Nam, đi cả vào trong lòng địa đạo…để làm nên chiến thắng.
Bát nước chè xanh đã góp một phần nhỏ bé để làm nên độc lập, tự do, để làm nên hòa bình yên ấm. Chè xanh đã trở thành người bạn thân quen không thể thiếu được đối với mỗi người dân Việt Nam. Mai này dù xã hội có văn minh hiện đại đến đâu, dù có nhiều thứ cũ kỹ, có bị nhàm chán thì đối với người dân Việt, cơm tẻ nước chè vẫn chẳng bao giờ chán. Tôi chắc chắn là như vậy.
Trong nhiều thú vui ở đời thì thú uống chè xanh đã có từ lâu, lại rất đậm đà tình cảm, mang hồn đất Việt. Ca dao Việt nam xưa có câu:
“Chú tôi hay tửu hay tâm
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa”
Nước ta, cây chè được trồng nhiều ở miền trung du và miền núi phía Bắc. Cây chè được trồng chủ yếu lấy búp để sản xuất thành chè móc câu Thái Nguyên, Phú Thọ, Mộc Châu, Hà Giang… Chè còn được các nhà máy chế biến và đóng hộp thành các loại chè Hồng Đào, Đại Đồng…và nhiều loại chè thơm ngon khác. Búp chè còn được sản xuất chèđen xuất khẩu sang các nước Châu Âu.
Không chỉ ở Trung du, miền núi, cây chè còn được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam… Từ lâu, vườn chuối, vườn chè đã trở thành hình ảnh thân thương của làng quê đất Việt.
“Đêm nay mới thật là đêm
Ai đem trăng giãi ở trên vườn chè”
(Nguyễn Bính)
Chè xanh có hai loại: Chè đồi lá to, dày, màu xanh thẫm, nấu lên có nhiều vị chat. Chè vườn lá mỏng hơn, màu xanh nhạt, nấu lên nhất là hãm uống có mùi thơm ngon đặc biệt. Chè vườn cũng có hai loại: một loại lá to,mỏng; một loại lá nhỏ, nhọn, dày, màu xanh hơi vàng, đó là loại chè xanh ngon nhất. Vùng Nghệ An, Hà Tĩnh có những vườn chè cao như cây hồng, cây mít, phải bắc ghế hoặc thang mới hái được. Chè ngon nhất có lẽ là chè Mét lá nhỏ, dày, màu vàng, động tay vào nõn chè ta thấy lạo xạo như thủy tinh. Chè Mét (Thái Bình) hãm vào tích sứ Hải Dương với nước mưa đun sôi – loại nước mưa hứng bằng cum sành từ cây cau xuống – sau 20 phút mở nắp tích ra, mùi thơm chè xanh lan tỏa khắp làng, khiến cả làng ai cũng them uống chè xanh.
Chè xanh là một thứ nước giải khát cổ truyền của dân tộc. Chè xanh vừa ngon lành, vừa tiện lợi, trừ em bé ra thì ai uống cũng tốt cho sức khỏe. Các nhà khoa học còn cho biết chè xanh là thứ thuốc chữa được nhiều bệnh, đặc biệt còn chống được nhiễm xạ.
Trong kháng chiến chống Pháp, bên ấm chè xanh, nhân dân và bộ đội ta “ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau”. Bát nước chè xanh đã góp phần thắt chặt tình quân dân cả nước. Trong kháng chiến chống Mỹ, bên ấm chè xanh, bà con quây quần quanh chiếc đài bán dẫn, nghe tình hình miền Nam. Bên ấm nước chè xanh, bà con cô bác đã xích lại gần nhau, cùng chung một nỗi lo toan, buồn vui theo những bước chân của người chiến sĩ giải phóng.
Trên tiền tuyến, bát nước chè xanh đã được cho vào biđông theo người lính đi khắp núi rừng Trường Sơn, đi khắp các kênh rạch chằng chịt của miền Nam, đi cả vào trong lòng địa đạo…để làm nên chiến thắng.
Bát nước chè xanh đã góp một phần nhỏ bé để làm nên độc lập, tự do, để làm nên hòa bình yên ấm. Chè xanh đã trở thành người bạn thân quen không thể thiếu được đối với mỗi người dân Việt Nam. Mai này dù xã hội có văn minh hiện đại đến đâu, dù có nhiều thứ cũ kỹ, có bị nhàm chán thì đối với người dân Việt, cơm tẻ nước chè vẫn chẳng bao giờ chán. Tôi chắc chắn là như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét