Đạo Hiếu trong ca dao Việt Nam
Chữ Hiếu là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có
nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì
phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải
biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn
phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu
thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là “ Ngày của Mẹ”. Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như:
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
hay là:
“ Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước sáng ngời biển đông
Núi cao, biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ thuộc lòng con ơi”
- Công ơn cha mẹ vô cùng cao rộng như thế, đạo làm con trước hết là phải biết vâng lời cha mẹ:
“ Cá không ăn muối, cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư “
hay là:
“ Mẹ cha là biển, là trời
Làm sao con dám cưỡng lời mẹ cha”
- Lớn lên khi ý thức được công ơn sanh thành dưỡng dục khó nhọc của mẹ cha thì phải ghi lòng tạc dạ ơn nghĩa cao dày của đấng sanh thành:
“ Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thời hai thân”
Công nuôi dưỡng của cha, ơn mang nặng đẻ đau của mẹ, sự đáp đền của phận làm con cũng chỉ trong muôn một:
“ Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
Không những chỉ mang nặng, đẻ đau mà ơn sâu của mẹ thật vô cùng trời biển, từ khi bú mớm cho đến lúc nhai cơm sú nước cho con:
“ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”.
Từ miếng ăn giấc ngủ, từ giọng hát ầu ơ ru con với chiếc quạt nồng, nhịp võng tao nôi đã ru êm cho tình mẫu tử thiêng liêng, vòng tay êm ái của mẹ hiền là hình ảnh muôn đời gắn bó trong tâm thức của những ai trong đời đã được làm con và đã được nâng niu trong tình thương ấp ủ của mẹ hiền:
- Con ơi, con ngủ cho ngon
Để mẹ đi gánh nước non tang bồng.
Ngoài tình thương mẹ đã dành cho con, vai trò của người mẹ Việt Nam vẫn còn ưu tư cho vận nước, những hình ảnh của Hòn Vọng Phu, của nàng Tô Thị, của những anh hùng liệt nữ vẫn chói ngời trong từng trang sử Việt kiêu hùng, phận làm con, đã được nuôi dưỡng lớn lên không phải chỉ toàn bằng cơm áo, mà đã được lớn khôn trong tình thương bao la của mẹ của cha, nhất là Mẹ - tất cả đều dành để cho con. Mẹ đã hun đúc cho con những đạo đức, tình người, ơn của mẹ làm sao mà kể xiết. Đến khi lớn lên con lại chấp cánh bay xa, trai thì ra đời bôn ba với sự nghiệp, gái thì khăn áo vu qui, cất bước theo chồng, xa mẹ, xa cha. Và đến khi những đứa con lại làm vai trò cha mẹ thì mới ý thức thêm rằng công ơn của mẹ cha thật là vô bến, vô bờ:
“ Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ”.
- Bao giờ cá lý hóa long
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa
Nhất là trong hoàn cảnh nào đó, phải đành sống xa cha mẹ, lòng yêu thương lại càng thắm thiết hơn:
- Một mai gặt lúa đem về
Thờ cha, kính mẹ nhiều bề hiếu trung.
- Ơn cha nghĩa mẹ nặng trìu
Ra công báo đáp ít nhiều phận con.
Cho dẫu trong hoàn cảnh nghèo nàn của thân phận, nỗi lòng của mẹ vẫn vô biên trong tình thương thắm thiết, đậm đà và tình cảm của người con thương yêu mẹ là một tình thương tôn kính vô biên:
“ Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con”.
Đạo lý làm người là đạo lý của Lạc Hồng Việt tộc, lời khuyên răn trong đạo lý của dân tộc Việt vẫn là: “ Thờ mẹ kính cha !”.
- Liệu mà thờ mẹ kính cha
Đừng tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười
Phụng dưỡng mẹ cha thì phải biết lòng chăm lo cho tròn chữ Hiếu:
- Cau non khéo bửa cũng dày
Trầu têm cánh phượng để Thầy ăn đêm
(Thầy: Người miền Bắc thường gọi cha mẹ là Thầy mẹ)
Người con trai khi đi lấy vợ, thường cũng phải chọn lựa người vợ mình phải là người con hiếu thảo với mẹ cha:
“ Hôm xưa anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường
Thấy em nằm đất anh thương
Vội ra kẻ chợ đóng giường tám thang”
Và người con gái khi đi lấy chồng, cũng thường đòi hỏi người chồng mình phải là bậc hiếu trung:
“ Ngó lên rừng, thấy cặp cu đương đá
Ngó xuống biển, thấy cặp cá đương đua
Chàng về lập miếu thờ vua
Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha”
Bổn phận của người chồng không những chỉ thờ phượng cha mẹ riêng mình, mà phải trọn lòng hiếu thảo với cha mẹ vợ:
- Em về anh gởi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy
Em về anh gởi đôi giầy
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi
Cả hai vợ chồng cùng đồng một lòng thờ kính cha mẹ chuntg của cả hai người:
“ Em thì đi cấy ruộng bông,
Anh đi cắt lúa để chung một nhà
Đem về phụng dưỡng mẹ cha
Muôn đời tiếng Hiếu người ta còn truyền”
Nhưng nỗi lòng của người con gái khi cất bước theo chồng thường mang trong tâm, nỗi niềm thương cha, nhớ mẹ khôn nguôi:
- Thương mẹ, nhơ cha như kim châm vào dạ
Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi.
Bổn phận của nàng dâu thường chăm sóc cho cha mẹ chồng hơn cha mẹ mình, vì không được cận kề hôm sớm, nên thường tủi hổ than thầm.
- Gió đưa cây cửu lý hương
Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn
Sầu riêng, cơm chẳng buồn ăn,
Đã bưng lấy bát, lại dằn xuống mâm
Và cũng vì thương cha mẹ, nên một số người đã không chịu lấy chồng phương xa, mà chỉ muốn ở gần để được phụng dưỡng cha già mẹ yếu:
- Con cá đối, nằm trong cối đá,
Con chim đa đa, đậu nhánh đa đa
Chồng gần bậu không lấy, bậu lấy chồng xa,
Mai sau cha yếu, mẹ già
Chém cơm, bát nước, bộ kỷ trà ai bưng ?
Đó là khi cha mẹ còn sinh tiền, nhưng rồi đến một tuổi đời nào đó thì:
- Mẹ già như chuối chín cây
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.
Chỉ còn mang trong lòng nỗi nhớ thương và phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống ra sao, thì khi mẹ cha khuất núi vẫn một lòng nhớ thương, yêu kính và phụng thờ:
- Quyết lòng lập miếu chạm rồng
Đền ơn phụ mẫu ẵm bồng ngày xưa.
hoặc:
- Thờ mình dĩa muối tương rau
Còn nhớ phụ mẫu, mâm cao cỗ đầy
Trong những vần ca dao xưng tụng lòng hiếu thảo của những người con biết thờ cha, kính mẹ; bên cạnh đó chúng ta còn được nghe những câu ca dao có tính chất mỉa mai, châm biếm cho những ai không tròn đạo hiếu trung:
- Cha mẹ nuôi con, bằng trời, bằng bể
Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày.
- Mẹ cha còn sống, thì chẳng cho ăn
Đến khi thác xuống làm văn tế ruồi
- Mẹ cha còn sống, chẳng chịu dưỡng nuôi
Đến khi khuất núi ngậm ngùi khóc than.
Nhìn chung lại, ca dao Việt Nam vốn đã vô cùng phong phú, lại càng phong phú hơn khi đã dùng phương tiện của những câu hò, điệu hát dân gian truyền khẩu để nói lên tấm lòng hiếu thảo của những người con và đề cao công lao trời biển của mẹ cha, đã với bao la của tình thương để dành tất cả cuộc đời mình cho cuộc sống và niềm vui của những đứa con.
Trong hoàn cảnh ly hương hôm nay thiết nghĩ những câu ca dao trung hiếu sẽ vô cùng thắm thiết cho tâm trạng những ai đang cách xa người mẹ hiền còn ở lại chốn quê xưa:
- Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một như đường mía lau.
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruộc đau chín chiều
- Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi
Ngó trông thấy mẹ, ngùi ngùi nhớ thương.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là “ Ngày của Mẹ”. Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như:
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
hay là:
“ Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước sáng ngời biển đông
Núi cao, biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ thuộc lòng con ơi”
- Công ơn cha mẹ vô cùng cao rộng như thế, đạo làm con trước hết là phải biết vâng lời cha mẹ:
“ Cá không ăn muối, cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư “
hay là:
“ Mẹ cha là biển, là trời
Làm sao con dám cưỡng lời mẹ cha”
- Lớn lên khi ý thức được công ơn sanh thành dưỡng dục khó nhọc của mẹ cha thì phải ghi lòng tạc dạ ơn nghĩa cao dày của đấng sanh thành:
“ Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thời hai thân”
Công nuôi dưỡng của cha, ơn mang nặng đẻ đau của mẹ, sự đáp đền của phận làm con cũng chỉ trong muôn một:
“ Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
Không những chỉ mang nặng, đẻ đau mà ơn sâu của mẹ thật vô cùng trời biển, từ khi bú mớm cho đến lúc nhai cơm sú nước cho con:
“ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”.
Từ miếng ăn giấc ngủ, từ giọng hát ầu ơ ru con với chiếc quạt nồng, nhịp võng tao nôi đã ru êm cho tình mẫu tử thiêng liêng, vòng tay êm ái của mẹ hiền là hình ảnh muôn đời gắn bó trong tâm thức của những ai trong đời đã được làm con và đã được nâng niu trong tình thương ấp ủ của mẹ hiền:
- Con ơi, con ngủ cho ngon
Để mẹ đi gánh nước non tang bồng.
Ngoài tình thương mẹ đã dành cho con, vai trò của người mẹ Việt Nam vẫn còn ưu tư cho vận nước, những hình ảnh của Hòn Vọng Phu, của nàng Tô Thị, của những anh hùng liệt nữ vẫn chói ngời trong từng trang sử Việt kiêu hùng, phận làm con, đã được nuôi dưỡng lớn lên không phải chỉ toàn bằng cơm áo, mà đã được lớn khôn trong tình thương bao la của mẹ của cha, nhất là Mẹ - tất cả đều dành để cho con. Mẹ đã hun đúc cho con những đạo đức, tình người, ơn của mẹ làm sao mà kể xiết. Đến khi lớn lên con lại chấp cánh bay xa, trai thì ra đời bôn ba với sự nghiệp, gái thì khăn áo vu qui, cất bước theo chồng, xa mẹ, xa cha. Và đến khi những đứa con lại làm vai trò cha mẹ thì mới ý thức thêm rằng công ơn của mẹ cha thật là vô bến, vô bờ:
“ Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ”.
- Bao giờ cá lý hóa long
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa
Nhất là trong hoàn cảnh nào đó, phải đành sống xa cha mẹ, lòng yêu thương lại càng thắm thiết hơn:
- Một mai gặt lúa đem về
Thờ cha, kính mẹ nhiều bề hiếu trung.
- Ơn cha nghĩa mẹ nặng trìu
Ra công báo đáp ít nhiều phận con.
Cho dẫu trong hoàn cảnh nghèo nàn của thân phận, nỗi lòng của mẹ vẫn vô biên trong tình thương thắm thiết, đậm đà và tình cảm của người con thương yêu mẹ là một tình thương tôn kính vô biên:
“ Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con”.
Đạo lý làm người là đạo lý của Lạc Hồng Việt tộc, lời khuyên răn trong đạo lý của dân tộc Việt vẫn là: “ Thờ mẹ kính cha !”.
- Liệu mà thờ mẹ kính cha
Đừng tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười
Phụng dưỡng mẹ cha thì phải biết lòng chăm lo cho tròn chữ Hiếu:
- Cau non khéo bửa cũng dày
Trầu têm cánh phượng để Thầy ăn đêm
(Thầy: Người miền Bắc thường gọi cha mẹ là Thầy mẹ)
Người con trai khi đi lấy vợ, thường cũng phải chọn lựa người vợ mình phải là người con hiếu thảo với mẹ cha:
“ Hôm xưa anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường
Thấy em nằm đất anh thương
Vội ra kẻ chợ đóng giường tám thang”
Và người con gái khi đi lấy chồng, cũng thường đòi hỏi người chồng mình phải là bậc hiếu trung:
“ Ngó lên rừng, thấy cặp cu đương đá
Ngó xuống biển, thấy cặp cá đương đua
Chàng về lập miếu thờ vua
Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha”
Bổn phận của người chồng không những chỉ thờ phượng cha mẹ riêng mình, mà phải trọn lòng hiếu thảo với cha mẹ vợ:
- Em về anh gởi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy
Em về anh gởi đôi giầy
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi
Cả hai vợ chồng cùng đồng một lòng thờ kính cha mẹ chuntg của cả hai người:
“ Em thì đi cấy ruộng bông,
Anh đi cắt lúa để chung một nhà
Đem về phụng dưỡng mẹ cha
Muôn đời tiếng Hiếu người ta còn truyền”
Nhưng nỗi lòng của người con gái khi cất bước theo chồng thường mang trong tâm, nỗi niềm thương cha, nhớ mẹ khôn nguôi:
- Thương mẹ, nhơ cha như kim châm vào dạ
Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi.
Bổn phận của nàng dâu thường chăm sóc cho cha mẹ chồng hơn cha mẹ mình, vì không được cận kề hôm sớm, nên thường tủi hổ than thầm.
- Gió đưa cây cửu lý hương
Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn
Sầu riêng, cơm chẳng buồn ăn,
Đã bưng lấy bát, lại dằn xuống mâm
Và cũng vì thương cha mẹ, nên một số người đã không chịu lấy chồng phương xa, mà chỉ muốn ở gần để được phụng dưỡng cha già mẹ yếu:
- Con cá đối, nằm trong cối đá,
Con chim đa đa, đậu nhánh đa đa
Chồng gần bậu không lấy, bậu lấy chồng xa,
Mai sau cha yếu, mẹ già
Chém cơm, bát nước, bộ kỷ trà ai bưng ?
Đó là khi cha mẹ còn sinh tiền, nhưng rồi đến một tuổi đời nào đó thì:
- Mẹ già như chuối chín cây
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.
Chỉ còn mang trong lòng nỗi nhớ thương và phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống ra sao, thì khi mẹ cha khuất núi vẫn một lòng nhớ thương, yêu kính và phụng thờ:
- Quyết lòng lập miếu chạm rồng
Đền ơn phụ mẫu ẵm bồng ngày xưa.
hoặc:
- Thờ mình dĩa muối tương rau
Còn nhớ phụ mẫu, mâm cao cỗ đầy
Trong những vần ca dao xưng tụng lòng hiếu thảo của những người con biết thờ cha, kính mẹ; bên cạnh đó chúng ta còn được nghe những câu ca dao có tính chất mỉa mai, châm biếm cho những ai không tròn đạo hiếu trung:
- Cha mẹ nuôi con, bằng trời, bằng bể
Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày.
- Mẹ cha còn sống, thì chẳng cho ăn
Đến khi thác xuống làm văn tế ruồi
- Mẹ cha còn sống, chẳng chịu dưỡng nuôi
Đến khi khuất núi ngậm ngùi khóc than.
Nhìn chung lại, ca dao Việt Nam vốn đã vô cùng phong phú, lại càng phong phú hơn khi đã dùng phương tiện của những câu hò, điệu hát dân gian truyền khẩu để nói lên tấm lòng hiếu thảo của những người con và đề cao công lao trời biển của mẹ cha, đã với bao la của tình thương để dành tất cả cuộc đời mình cho cuộc sống và niềm vui của những đứa con.
Trong hoàn cảnh ly hương hôm nay thiết nghĩ những câu ca dao trung hiếu sẽ vô cùng thắm thiết cho tâm trạng những ai đang cách xa người mẹ hiền còn ở lại chốn quê xưa:
- Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một như đường mía lau.
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruộc đau chín chiều
- Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi
Ngó trông thấy mẹ, ngùi ngùi nhớ thương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét