Cây hoa hồng có tên khoa học là Rosa SP. Thuộc họ hoa hồng Rosaceae. Cây hoa hồng là cây có xuất xứ ôn nhiệt đới vùng Bắc bán cầu. Ở nước ta, cây được trồng ở hầu khắp đất nước.
Có nhiều giống có nguồn gốc địa phương và có nguồn gốc từ Trung Quốc như Rosa sinensis jacq, có nguồn gốc Ở Châu Âu như Rosa damascena Mill. Hoa hồng cỏ thì cây nhỏ, hoa nho, ít cánh, màu đỏ, trồng trong chậu. Hồng cứng màu đỏ thẫm, nhiều cánh, sai hoa, cây thấp bé, chủ yếu lấy hoa gói bày dĩa để cúng. Hoa hồng bạch tuyền, cây trung bình, hoa ít và ít cánh, thường được dùng làm thuốc ho trẻ con. Hoa hồng bạch văn khôi màu hoa trắng hồng, cây trung bình, sai hoa, chịu đựng khỏe. Hoa hồng quế cây cao to, hoa màu hồng, sai hoa và chóng tàn. Hoa hồng bạch cánh xếp, sai hoa, hoa to nhiều cánh, cánh xếp không thử tự, màu trắng hồng. Hông cánh sen hoa to, sai hon, màu hồng cánh sen. Hồng nhung hoa ít thường ra từng chiếc đơn độc, ít khi thấy ra chùm, màu đỏ thẫm, bông hoa và cánh hoa to, ít cánh. Hoa hồng vàng, hoa màu vàng, nhiều cánh, cây vươn dài, có thể làm dàn đỡ. Các giống của Đà Lạt có màu hoa đào, màu da cam... rất đẹp mắt và phần lớn ra hoa đơn lẻ.
Ngoài ra, còn giống hoa hồng tiểu muội hay hồng nhài, cây bé lá nhỏ, hoa chỉ to bằng bông hoa nhài cũng có giống hoa màu trắng hay đỏ được thấy nhiều ở Đà Lạt, chủ yếu để trồng trong chậu.
Có giống hồng dại gọi là tầm xuân - hoa chỉ ra mỗi năm một đợt vào tháng 2 ta. Mùa ra hoa rất tập trung, hoa sai, thân bò dài mọc dại ở nhiều nơi. Cũng được trồng phủ hàng rào, phủ nóc tường và trồng làm cảnh, phải có dàn dỡ, màu hoa hồng đào, bông hoa nhỏ, dáng đều đặn, tên khoa học là Rosa Muitiflora Thung. Hoa hồng là loại hoa đẹp có mùi thơm dịu và
quyến rủ.
Tuy đẹp, thân cành lại có gai. Cây hoa hồng cho hoa đẹp vào mùa Đông xuân. Mùa hè thu cũng có những hoa nhỏ, màu hoa xấu và thường không nở hết. Hoa hồng cắt cành cắm lọ nhỏ. Cũng có thể trồng vào chậu xong phải chăm sóc nhất là tưới phân thúc thường xuyên. Nó đòi hỏi đất tốt, phân nhiều, đất luôn ẩm xong không ướt, cần nhiều ánh sáng. Nhiều người cho rằng trồng hoa hồng dưới gốc thiên lý thì cây hoa hồng sẽ chết. Đúng như vậy, vì nó không thể cạnh tranh nổi ánh sáng và bị thiếu oxy mà cả hai cây đêu cần để tạo mùi hương thơm và màu sắc nhất là màu đỏ. Cây hoa hồng cần vun gốc và tưới phân thúc thường xuyên thì mới nhiều hoa.
Sâu mỗi năm nên đốn phớt tức là cắt thấp ngọn cho cây phát nhiều cành to, vì hoa chỉ ra ở các cành. Cây càng nhiều cành tơ càng cho nhiều hoa. Muốn hoa nhiều vào tết Nguyên đán, người ta thường đốn phứt vào quãng 5 - 15 tháng 11 âm lịch. Nếu trời lạnh kéo dài, ta có thể nhỏ thuốc kích thích sinh trưởng NAA 30 - 40 ppme vào đỉnh ngọn. Để thêm vài ba năm lại đốn đau một lần tức là chặt sát gốc làm cây mọc chồi và non trở lại. Hàng năm bón phân tốt chung quanh gốc có đào rãnh rồi lấp kín, cây càng trẻ lâu, càng cho hoa nhiều và đẹp.
Nhân giống hoa hồng ở ta thường chi chiết cành bánh tẻ hay giâm các đoạn thân bánh tẻ dài 20 - 30cm vào mùa thu (tháng 10) hoặc mùa xuân (tháng 2 - 3) hàng năm. Chiết đơn giản, bó bầu bằng rễ bèo lộc bình (bèo tây) khô tẩm nước hoặc mùn rác trộn bùn rất mau ra rễ. Ở các nước, hoa hồng chủ yếu được ghép mắt các giống hoa hồng quý trên gốc các cây sống khỏe, người ta cũng còn gieo cây con từ hạt, chủ yếu để lấy cây con làm gốc ghép.
Ở nước ta, với điều kiện khí hậu không phù hợp, hạt hoa hồng không nảy mầm được. Hoa hồng ít bị sâu, song bệnh nấm nhiều khi rất nguy hiểm, nhất là mùa Đông xuân, nấm mốc phấn trắng làm thân ngọn rụt lại, lá xoăn và bé đi, làm hoa không nở được, cần phun bằng thuốc suylfát đồng 0,1 - O,2% hoặc Zinepximen cùng nồng độ trên. Đơn giản là khi phát hiện cành nào, cây nào chớm bị bệnh thì chặt bỏ rồi đem đốt cho khỏi lây lan. Từ gốc lại lên thân khác coi như một làn đốn đau.
còn tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét