Bài viết

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Pierre Auguste Cot





Tuần này xin giới thiệu tới các anh chị một họa sĩ với những nét vẽ điêu luyện, tinh tế, và nhiều thơ mộng được thể hiện qua tranh của ông như là một chuyện tình đầy sức quyến rũ, trẻ trung, và lãng mạn….Hoạ sĩ Pierre Auguste Cot. 

Ông là một hoạ sĩ người Pháp vào những năm 1837-1883. Đã có nhiều người viết về đề tài tranh vẽ của ông…Sau đây là một vài nhận xét xin được trích đăng để các bạn và các anh chị có thể biết thêm…. 

Bức tranh đầu tiên có tên là “Le Printemps” hay thường được gọi là “Springtime”… 

Theo KMG: “Sweet Springtime is my time is your time is our time for springtime is love time and viva sweet love.” 

Theo ông: “Lần đầu tiên tôi được sinh ra là đã khám phá ra tình yêu, hay ta nên nói là tình yêu đã khám phá ra ông ta.” Cái gì đã làm cho anh ta thích thú khi có cái cười nửa miệng một cách bí mật khi không có lý do nào cả, ngay cả khi anh ta đã có những kinh nghiệm thật nhiều trong những lãnh vực khám phá khác…Làm thế nào để không có sự lúng túng trong tình yêu vào cái tuổi 16! sống trọn vẹn trong giây phút đó, chia nhau những cái nhìn mà có thể nói lên muôn lời. Những cơn rung cảm nhẹ nhàng êm ái và cảm giác khi hai bàn tay đụng chạm nhau. Trao nhau những nụ hôn thật là mãnh liệt như những làn sấm chớp, hay thầm thì cho nhau những bí mật mà có thể làm chóang ngợp lòng nhau như những ly rượu nho đỏ ngọt ngào và say cảm… 

Tuổi trẻ đã không thể nào tin vào những giấc mơ có thể dễ dàng trở thành sự thật thu gọn trong trí tưởng tượng của họ được. Đó phải là với niềm tin của một thiên thần, một tình yêu tin vào sự va chạm của trái đất này mới có thể tồn tại mãi mãi được. Sự yêu thương trong sợ hãi và sự sợ không thể trốn chạy được sẽ làm hài lòng hạnh phúc có được khi chỉ tìm thấy trên khuôn mặt, hình dáng và tiếng nói của sự được yêu, cái đẹp của nó là tất cả chỉ có thể làm cho một người phải khóc trong hạnh phúc. Sự nhìn thấy nhau trong cái riêng của nhau và cái riêng của người yêu trong cái cảm nhận của mình là một cặp uyên ương với tất cả sự say mê nhau đã diễn tả một sự tin tưởng lẫn nhau trong như pha lê của sự hy vọng, của những ước mơ và của những thầm kín riêng tư cho lẫn nhau. Tình yêu đầu tiên luôn luôn được đón nhận một cách say đắm cho dù có gặp đắng cay – nó nhấn mạnh sự ngọt ngào đến cực độ nếu có sự tạm thời phải chia xa, nó làm cho sự gặp lại càng ngọt ngào thắm đượm hơn trước. Những diễn tả này đã được đáp lại bằng sự chắc chắn trong ánh mắt trao nhau là không có người yêu nghĩ khác và mỗi nhịp đập của trái tim là mỗi một dấu hiệu duy nhất cho nhau mà ngoài sự cấu tạo của bức tranh không có cặp uyên ương nào trên đời có được có những may mắn mà trao cho nhau tình yêu ánh mắt môi cười như thế. 

Như tất cả các bà mẹ trên đời tôi sẽ cảm thấy đau nhói khi thấy anh ta đi xa khỏi cái không khí gia đình nhỏ bé này mà không có sự ảnh hưởng trong đó. Những ký ức của vị ngọt và cay đắng trong tình yêu đầu tiên của tôi đã hiện lên, đầy những hy vọng mà trái tim của anh ta sẽ không bị tan vỡ, những niềm tin có thể bị tổn thương, nhưng những niềm tự tin mơ ước của anh ta sẽ không bị shốc một cách thê thảm. Tôi đã suy nghĩ để biết rằng anh ta đã bị thiếu niềm tin nơi cha mẹ của anh ta không công nhận mối quan hệ của anh ta đã không làm giảm niềm tin nơi anh ta - rằng anh ta tin tưởng trong tình yêu, coi trọng nó ở giữa những thứ mà anh coi nặng giá trị trong tiêu đề yêu thương, và để chứng minh Disraeli nói đúng rằng: “Điều kỳ diệu của tình yêu đầu tiên là nó làm cho ta tin tưởng rằng tình yêu đó sẽ tồn tại mãi mãi.” 

Sau đây là bài thơ của John Clare nói về: 


Tình Yêu Đầu Tiên 

Tôi chưa bao giờ bị shốc cho đến giờ phút đó.
Với tình yêu sao nó thật đột nhiên và ngọt ngào.
Khuôn mặt của cô ta nở ra như một đóa hoa kiều diễm.
Và đã cướp đi trái tim của tôi hoàn toàn.
Gương mặt tôi đã tái nhợt như những xác chết.
Đôi chân tôi đã từ chối sự chốn chạy đi xa.
Và khi cô ta nhìn, tôi có thể phải làm gì hơn???
Toàn đời tôi và tất cả dường như thành tượng đất.

Và rồi dòng máu nóng chảy nhanh lên gương mặt tôi.
Và lấy đi cái nhìn hoàn toàn của tôi.
Những cây cành và bụi cây chung quanh tôi,
Dường như đã trở thành đêm đen ngay lúc ngày trưa nắng.
Tôi không thể thấy gì dù là vật nhỏ.
Những từ trong mắt tôi bắt đầu nói…
Chúng nói hàng ngàn cung điệu từ những dây đàn...
Và máu đã làm nóng ấm chảy quanh trái tim tôi.

Có phải những đóa hoa là sự lựa chọn của mùa đông???
Có phải chiếc giường của tình yêu luôn luôn tuyết trắng???
Cô ấy dường như nghe được tiếng nói thầm trong tôi.
Không phải tình yêu nào cũng cuốn hút để biết rằng
Em chưa bao giờ thấy một sự ngọt ngào trên một khuôn mặt.
Như là em đứng trước khuôn mặt ấy bây giờ.
Trái tim em đã rời tới nơi cư ngụ.
Và không biết đường trở lại cho mai sau…. 


Riêng trong bức thứ hai “The Storm” Paul Jeromack đã viết “Trừ những họa sĩ ấn tượng và nghệ thuật hiện đại, một vài chiều hướng của tranh vẽ khác cũng cần nên biết. Chắc chắn rằng những bức tranh nhiều triệu dollar của các danh họa được khám phá hoặc bất ngờ đã đóng góp vào kiến thức văn hoá với vài dòng giới thiệu. Tuy nhiên, từ khi có kỹ thuật in ấn, họ đã không quan tâm mấy về các lọai tranh nổi tiếng này mà thường có ấn bản ít hơn. 

Nhưng có một lọai tranh khác mà nghệ thuật in ấn đã không quan tâm mấy về những tranh vẽ trong thế kỷ 19 được công nhận. Công việc của nghệ thuật in ấn là bao gồm cả hai mặt, vừa nổi tiếng một cách hoang dại, vừa được coi là người đã thực hiện tranh vẽ một cách mãnh liệt trong thị trường. Bất chấp trong 40 năm làm việc gần đây của các nhà sử art và các viện bảo tàng nhỏ. Những tranh vẽ của thế kỷ 19 đã có một cái nhìn đáng kể để cho giới trung lưu trang trí hơn là để làm những bộ sựu tập một cách nghiêm chỉnh. 

Do đo’, Bức họa “The Storm” của Pierre Auguste Cot đã trở thành tranh được in lại và bán nhiều nhất trong nhiều thập niên qua tại viện bảo tàng Metropolitan. (bức tranh này đã được nổi tiếng trái ngược với lời quảng cáo của Kokoschaka 1950 với nhan đề là “Which one is the Bad painting”. “The Storm” cũng là bức tranh nổi tiếng đứng hàng thứ hai sau tranh của Van Gogh’s Irises. 



Nguyễn Kim Minh dịch thuật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét