ông chỉ khiến con người sững sờ, vẻ đẹp của những cánh bướm còn là vẻ đẹp của sự sinh tồn: đánh lừa động vật săn mồi, lẩn tránh và hấp dẫn bạn tình.
1. Vẻ đẹp trên đôi cánh Những họa tiết lộng lẫy trên đôi cánh của những chú bướm này khiến chúng ta bị thu hút. Một trăm cánh bướm, cuốn sách mới của Harold Feintein là bộ sưu tập đầy ấn tượng về vẻ đẹp của loài bướm. Loài bướm Nam Mỹ trong tấm ảnh trên được gọi là số 88 vì họa tiết trong đôi cánh thấp của nó. 2. Chất độc Màu đỏ sáng trên cánh bướm này là một sự cảnh báo đối với những kẻ săn mồi. Đây là dấu hiệu rõ ràng của một loài bướm có độc và động vật nào ăn vào sẽ tự chuốc lấy phiền toái. Tuy nhiên đây có thể chỉ là một hình thức ngụy trang của những loài bướm không độc, một cú lừa ngoạn mục khiến những kẻ săn mồi phải tránh xa nó. 3. Đôi mắt Loài bướm cú này rất đúng với tên gọi của nó bởi vì hai chấm đen hình mắt vĩ đại gần như chiếm trọn phần cánh dưới. “Đôi mắt” này có thể khiến kẻ săn mồi nhầm tưởng một con vật lớn nào đó đang nhìn chằm chằm vào chúng. Các nhà sinh học không khẳng định rằng những chấm mắt này có mục đích hù dọa. Cũng có thể hai chấm mắt này giống như vật nhử mồi để những kẻ đi săn tấn công vào đó thay vì phần thân thể dễ bị tổn thương của loài bướm. 4. Không có gì ở đây cả! Thật dễ để biến mất vào hậu cảnh. Rừng nhiệt đới đầy những xác lá khô mục và đôi cánh của loài bướm Ấn Độ này là một sự ngụy trang hoàn hảo. Khi chú bướm này xếp đôi cánh lại, nó biến mất khỏi sự quan sát của kẻ săn mồi. Khi nguy hiểm qua đi, nó xòe đuôi cánh và để lộ màu xanh ở mặt cánh phía trên. 5. Hoàng hôn tráng lệ Màu sắc sặc sỡ trên đôi cánh của loài bướm đêm ở Madagascar cũng cảnh báo độc tố đối với động vật săn mồi. Cả bướm và bướm đêm đều thuộc bộ Lepidoptera, có nghĩa là cánh có vảy. Cánh của chúng được tạo thành từ rất nhiều lớp vảy chỉ có thể thấy qua kính hiển vi. Những lớp vảy sẽ bảo vệ côn trùng khỏi sự ẩm ướt, đồng thời giúp chúng có một bộ cánh đầy màu sắc. Một sắc tố vảy có nhiều màu còn sự óng ánh được tạo bởi cấu trúc vi mô của vảy đã phản xạ ánh sáng theo nhiều cách khác nhau. 6. Sáng lóe lên từ màu xanh biếc Loài bướm lớn châu Mĩ sử dụng màu xanh óng ánh tuyệt đẹp của đôi cánh như một vũ khí tự vệ. Khi động vật săn mồi tiến đến, một cú vỗ cánh nhanh có thể tạo ra một ánh sáng lóe khiến kẻ đi săn giật mình. Loài bướm nhiệt đới này không ăn mật hoa, thay vì vậy chúng sống bằng mật quả chảy ra từ những trái chín. Những món khoái khẩu của loài bướm này là xoài, kiwi và vải. 7. Xuyên thấu Đẹp như một giấc mơ là mĩ từ được dành cho loài bướm có đôi cánh như pha lê này. Giống như những loài bướm cánh trong suốt khác, đôi cánh của nó thiếu những vảy bao phủ dày đặc phản chiếu màu sắc. Sự trong suốt này giúp nó thoát khỏi sự chú ý của động vật ăn thịt ở nơi cư trú của chúng thuộc rừng nhiệt đới Nam Mĩ. 8. Điều ngọt ngào Nhiều loài bướm có chiến thuật tránh thu hút sự chú ý nhưng khi đến mùa giao phối, chúng đều luôn muốn được chú ý. Lúc này, con bướm báo đực này chưng diện những họa tiết cam rực rỡ lên đôi cánh của mình, đây là những tín hiệu đáng chú ý đối với con cái rằng đối phương là một anh chàng có gen tốt! Trong khi con đực sặc sỡ như vậy thì con cái lại không cần phô trương, chúng chỉ có đôi cánh với ba màu nâu, đen, trắng.
| ||||||||||||||||
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
|
Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014
Vẻ đẹp trên những cánh bướm
Nhãn:
An Do,
canh,
co the,
dong vat,
Harold Feintein,
mau sac sac so,
Nam Mi,
Nam My,
phan xa anh sang,
rung nhiet doi,
San moi,
su nguy trang,
su quan sat,
su trong suot,
thu hut su chu y,
ve dep
Chim thiên đường
| ||||
Việt Báo (Theo_24h)
|
Cau chuyen ve loai chim nay
Phần lớn chim Thiên Đường được tìm thấy tại khu rừng rậm nhiệt đới tại đảo Papua New Guinea (Ghi-nê), một số loài thì sinh sống trên đảo Moluccas của Indonesia và phía đông Australia. Chim Thiên Đường có khoảng 40 loài, các con đực được biết đến nhiều hơn bởi có bộ lông dài, sặc sỡ, kéo dài từ mỏ, cánh hoặc đầu.
Chim Thiên đường đầu có màu vàng chanh, khoác bộ lông vũ tuyệt đẹp, nhất là chiếc đuôi dài xòe rộng, càng rực rỡ. Chân của chim rất ngắn, khi bay, chân giấu trong bộ lông nên người ta không nhìn thấy.
Chim Thiên đường màu lam khi gọi bạn tình, vẫn thường ngửa đầu, cong lưng, dựng bộ lông màu vàng kim ở cạnh sườn, hoặc treo ngược trên cành cây, rũ toàn bộ bộ lông gấm hoa diễm lệ của mình ra để hấp dẫn bạn gái. Các loài chim dòng họ nhà Thiên Đường là một trong những loại chim biết hót cổ xưa nhất.
Chim Thiên Đường là biểu trưng của Papua New Guinea, cả quốc kỳ và quốc huy, hàng không và các vật kỷ niệm đều thấy hình ảnh của chim Thiên đường.
Chim ruồi - Loài chim nhỏ bé nhất thế giới
Nhỏ những lại rất mạnh mẽ và dẻo dai đấy nhé.
Chim ruồi là một trong những loài chim nhỏ nhất, trong đó chim ruồi ong hiện là loài chim bé nhỏ nhất trên Trái đất với chiều dài chỉ khoảng 5 cm. Loài chim dễ thương này có thể khả năng đặc biệt, đó là bay đứng giữa không trung nhờ khả năng đập cánh cực nhanh (dao động khoảng từ 12 tới 90 lần một giây tùy theo loài).
Để hỗ trợ cho khả năng đập cánh nhanh này, tim của chim ruồi có thể đập tới hơn 1200 nhịp một phút, nhanh gấp 10 lần nhịp tim của con người cơ đấy. Sức chịu đựng của chim ruồi cũng rất phi thường, đến mức chúng có thể bay qua quãng đường 800km trên vịnh Mexico mà không cần nghỉ.
Clip quay chậm chim ruồi đang bay.
Cái tên chim ruồi xuất phát từ âm thanh đập cánh của chúng nghe giống tiếng ruồi vo ve. Chúng cũng là loài chim duy nhất có khả năng bay lùi. Tuy bé nhỏ nhưng chim ruồi bay rất nhanh nhé, vận tốc có thể lên tới 54km/h.
Chim ruồi rất thích uống mật hoa và hình ảnh của chúng cũng thường gắn với việc đang hút mật. Tuy nhiên, chúng cũng ăn cả sâu bọ và nhện nữa, nhất là các con non. Chim ruồi có tuổi đời trung bình khoảng 3 – 5 năm nhưng cá biệt có con sống tới 12 năm.
Chim ruồi chỉ sống ở châu Mỹ và hiện tại người ta đã xác định được khoảng 400 chủng loại chim ruồi khác nhau.
Một con chim ruồi Anna nhỏ (loại chim sống ở vùng Bắc Mỹ) đang đậu trên một cành cây giữa tiết trời xám xịt ở thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ.
|
Bức ảnh được chụp trong đợt tuyết đầu tiên của năm. Chú chim ruồi này đã quanh quẩn cả ngày ở gần nơi để thức ăn cho chim hoang dã. Nó thậm chí cho phép tác giả lại rất gần để chụp bức ảnh này. Ở Bắc Mỹ, người ta thường đặt thức ăn cho các loài chim tại các công viên hay thậm chí ở ngay sân nhà trong các chỗ đựng được thiết kế riêng.
|
Nàng chim ruồi màu nâu đỏ này đang tìm thức ăn ở nơi để đồ ăn dành cho chim tại sân sau một ngôi nhà.
|
Con chim ruồi giống Anna đang “phùng mang trợn má” trong tư thế ít gặp ở loài chim này.
|
Con chim ruồi đang cất cánh ở khu bảo tồn thiên nhiên Itatiaia, Brazil. Bộ lông của nó là sự kết hợp rất đẹp giữa màu xanh và các gam màu nóng.
|
Con chim ruồi nhỏ đang cố tìm thức ăn ở chỗ đựng đã đóng đầy tuyết trắng. Khả năng bay tại chỗ của chim ruồi giúp nó dễ dàng lấy được cái mình muốn mà không cần đậu lại.
|
Bức ảnh chụp một con chim ruồi ngoài cửa sổ. Tốc độ vỗ cánh của loài chim này cực kỳ nhanh khiến cho đôi cánh trở nên mờ ảo.
|
Khi hoa của cây bạc hà lá dài đã dần héo tàn, con chim ruồi đôi lúc rút luôn cả một phần bông hoa khi nó tìm cách hút mật.
|
Một con chim ruồi thuộc loại sống ở Trung và Nam Mỹ trong mùa đông lạnh giá. Với chiều dài chỉ khoảng 7cm, nó là loài chim ruồi nhỏ nhất tại khu vực này. Bộ lông cổ với những chiếc lông sắp xếp đặc biệt giống các giọt rượu bắn ra khiến nó mang cái tên Wine-throated (Cổ rượu).
|
Con chim ruồi đang cất tiếng hót. Mỗi loài chim ruồi lại có tiếng hót khác nhau và đó là một trong các tiêu chí giúp phân biệt chúng.
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)