Bài viết

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Tác dụng của hoa hồng


Uống trà từ những cánh hoa hồng

Đối với những bạn thích chơi hoa thì không thể nào bỏ qua được những cánh hoa khô. Sau khi hoa tươi đã chưng được một tuần, bạn đừng vội bỏ chúng đi nhé. Hãy giữ chúng lại vì hoa khô cũng có tác dụng không kém gì hoa tươi đâu. Không chỉ có tác dụng trang trí mà hoa khô còn rất tốt cho sức khỏe nữa đấy.


Ngày Quốc Tế Phụ nữ vừa hoa bạn được chàng hay đồng nghiệp nam tặng hoa hồng. Đừng vội bỏ chúng đi khi hoa tàn nhé. Bạn hãy nhặt từng cánh ra đem phơi khô, sau đó cho chúng vào một túi nylon, cho vài giọt nước hoa hồng ưa thích của mình vào. Thế là bạn có thể bảo quản những cánh hoa mà chàng tặng cho mình, đồng thời cũng có thể có những giây phút thật thư giãn với mùi hương do những cánh hoa khô này mang đến.




Bạn có thể thay thế hoa hồng bằng hoa cúc hoặc những loại hoa mà mình ưa thích
Bên cạnh đó, hoa hồng còn có tác dụng giảm nhiệt, tốt cho tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi. Bạn hãy phơi khô những búp hoa hồng, sau đó pha với nước trà nóng sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Hoặc có thể bạn làm những túi hoa khô để dành tặng cho bạn bè và người thân cũng là một ý tưởng khá phong phú.
Ngoài ra bạn có thể để hoa khô vào một lọ thủy tinh rồi đặt trong phòng khách hoặc phòng ngủ để có những hương thơm thư giãn.
Dùng hoa khô để trang trí lên gói quà thay cho những hoa vải sẽ làm tăng thêm phần sáng tạo và làm cho người nhận cảm giác được sự chăm chút của bạn vào món quà nữa đấy.
Cuối cùng là dùng hoa khô để làm vòng nguyệt quế. Không chỉ vào dịp Noel người ta mới trang trí vòng nguyệt quế. Sao bạn không thử vào mỗi mùa khác nhau, dùng các loại hoa khô khác nhau để trang trí thêm cho nhà bạn màu sắc hơn chẳng hạn.


Các bác sĩ thời cổ đại thường sử dụng nước chiết xuất từ hoa hồng để điều trị rối loạn dây thần kinh, xông hương những bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, điều trị bệnh tim và thận...

Y học hiện đại ngày nay đã phát hiện thêm vô số tác dụng kỳ diệu của loại hoa tượng trưng cho tình yêu này...
Trị khai huyết và tăng cường sức khỏe cho tuyến nội tiết
Cánh của hoa hồng có chứa
vtamin C, carotene, các loại vitamin nhóm B và vitamin K - chất cần thiết để điều trị bệnh ho ra máu (bệnh khai huyết).

Hầu hết các chất khoáng trong Bảng Hệ thống tuần hoàn Men-đê-lê-ép đều có trong cánh hoa hồng. Chúng có chứa canxi nên giúp cơ thể trao đổi chất tốt và giúp tiêu hoá các loại thức truong trung cap mam non tuyen sinh ăn. Kali trong hoa hồng cũng có vai trò quan trọng cho hoạt động của tim, chất đồng thì giúp chống lại bệnh ho ra máu và cải thiện các tuyến nội tiết.

Chất Iodine tốt cho tuyến giáp cũng được phát hiện có trong cánh hoa hồng. Những tác dụng vô kể của hoa hồng đã đưa nó trở thành một loại dược phẩm đầu tiên của đất trời.

Người ta cho rằng, bứt những cánh hoa hồng nở rộ vào buổi sớm tinh mơ khi không khí còn trong lành và ẩm, đặc biệt là những sáng có mưa nhiều và sương mù, có khả năng chữa bệnh rất tốt.

Sau khi ngắt những cánh hoa này, mang đi sao hoặc sấy khô hay sử dụng để điều trị bệnh luôn chứ không được rửa vì khi rửa bằng nước, nó sẽ làm mất hết những thành phần chữa bệnh của cánh hoa. Cánh hoa hồng cũng có thể sắc lấy nước hoặc lấy tinh dầu để trị bệnh.

Chống các bệnh ngoài da và hạn chế vết thương mưng mủ
Các nhà nghiên cứu cho biết, vi khuẩn sẽ chết trong vòng 5 phút sau khi tiếp xúc với cánh hoa hồng tươi, điều này sẽ làm cho hoa hồng trở thành một loại dược phẩm hoàn hảo để chống lại các bệnh ở da.

Cánh hoa hồng tươi còn hạn chế mưng mủ vết thương và vết bỏng. Chúng cũng có thể làm dịu những vết ngứa do dị ứng gây ra.

Tăng cường hệ miễn dịch, chống vi khuẩn và bảo vệ đường tiêu hoá

Tinh dầu của hoa hồng là thành phần cơ bản của dược phẩm tự nhiên kỳ diệu, có tác dụng kích thích và can bằng hệ miễn dịch cũng như hệ thần kinh con người.

Tinh dầu hoa hồng giúp cải thiện hoạt động của các tuyến nội tiết, loại bỏ rối loạn và của các cơ quan và phục hồi các tế bào.

Ngoài ra nó cũng rất tốt cho đường tiêu hoá nhờ khả năng làm lành các màng nhầy bị tổn thương, chống lại các vi khuẩn và giúp lên men số men thiếu hụt ở trong ruột và dạ dày.

Trà hoa hồng chống viêm phế quản, viêm họng, viêm loét dạ dày

Trà chế biến từ cánh hoa hồng (khoảng một muỗng cánh hoa hồng phơi khô cho mỗi cốc nước) có khả năng chống cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản và chứng loạn thần kinh chức năng.

Đây cũng là loại nước uống nhiều vitamin. Mứt làm từ cánh hoa hồng là đơn thuốc tự nhiên tuyệt vời, đặc biệt là vào thời tiết lạnh.

Chống cảm cúm, sốt, rối loạn thần kinh, viêm lợi và đau tim

Bột của cánh hoa hồng phơi khô trộn với mật ong là một phương thuốc hiệu nghiệm để chống lại bệnh viêm miệng, viêm lợi. Đau đầu, ốm yếu trung cap mam non và suy nhược cơ thể có thể điều trị bằng xông hương và tinh dầu của hoa hồng.

Cách này cũng có tác dụng với những người có hệ miễn dịch yếu, dễ bị loạn dây thần kinh chức năng và thể lực kém. Tinh dầu hoa hồng cũng có thể làm khoẻ mạnh các cơ tim và đó là điều lý giải vì sao các bác sĩ thường sử dụng liệu pháp xông hương hoa hồng để điều trị bệnh.

Tắm bằng nước hoa hồng là một liệu pháp hoàn hảo chống lại các bệnh ở thần kinh, làm sạch da, làm dịu những lo lắng và mang lại sự thư thái, sảng khoái cho con người.



Uống trà hoa hồng vào những ngày mệt mỏi

Một nghiên cứu mới đây của y khoa Trung Quốc cho rằng, phụ nữ uống trà hoa hồng vào những ngày mệt mỏi sẽ xua tan được nhiều điều đáng ghét, bực bội.

  
Có rất nhiều chị em phụ nữ quan niệm những ngày mệt mỏi là ngày đáng sợ nhất: Tinh thần thường bất ổn, bị những cơn đau đầu, đau bụng dưới hành hạ khiến bạn luôn buồn phiền, khó chịu, dễ sinh cáu gắt, nóng nảy...
Theo Trung y, trà hoa hồng có vị chua chua ngọt ngọt, có tính ấm, khi uống vào có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giúp giảm căng thẳng, kích thích và lưu thông màu ở vùng bụng.
Những lúc bạn gặp phải cơn đau bụng, hãy lấy 15g hoa hồng cho vào cốc nước nóng vừa đun sôi, để khoảng 5 phút là bạn đã có cốc nước hoa hồng rồi. Tuỳ theo khẩu vị của mình bạn có thể thêm ít đường hay mật ong. Bạn cũng có thể lấy hoa hồng sao khô, cho vào lọ thuỷ tinh rồi dùng dần.
Uống trà hoa hồng không chỉ giúp bạn giải toả những căng thẳng trong những ngày đèn đỏ mà còn giúp bạn cải thiện sắc mặt của mình nữa. Trung y cho rằng, sắc mặt hồng hào có mối quan hệ mật thiết với khí huyết trong cơ thể; và trà hoa hồng có chức năng điều hoà, lưu thông khí huyết ở lục phủ ngũ tạng.
Uống trà hoa hồng đều đặn hàng ngày còn có thể cải thiện rõ rệt làn da trên gương mặt bạn, làm mờ đi những sắc tố đen, giúp da hồng hào hơn. Trong những ngày có kinh nguyệt, da dẻ mệt mỏi, xám, uống cốc trà hoa hồng giúp lấy lại thần thái.
Bình thường chỉ 15g hoa hồng với nước ấm là đủ, nếu thấy màu khí huyết ra không được tươi bạn có thêm vào 3-5 quả táo đỏ vào cốc nước hoa hồng hoặc 9g sâm.
Đối với người có bệnh về thận có thể thêm vào ít vỏ quýt khô.. Nhưng hãy nhớ chỉ ngâm hoa hồng trong nước ấm khoảng 5-7 phút thôi, sau đó ta còn có thể dùng những cánh hoa này đắp lên mặt, đợi khô rồi rửa mặt lại bằng nước ấm . Kiên trì thời gian dài sẽ thấy da mặt bạn thay đổi, hồng hào trông thấy.
Một điều bạn phải chú ý là không được thêm trà mạn hay lá chè xanh vào trong cốc nước hoa hồng, vì chất axit tanic có trong trà sẽ làm giảm các công dụng trên của trà. Và vì trà hoa hồng có tác dụng lưu thông máu ở vùng bụng, giúp đẩy chúng ra ngoài để giảm đau bụng nên với những người có lượng khí huyết ra quá nhiều thì không cần và không nên uống trà hoa hồng.

 Tham khảo thêm tác dụng của hoa hồng

Từ xưa nay, hoa hồng được coi là loài hoa đẹp và quí giá, là "Bà chúa của muôn hoa", là biểu tượng của tình yêu, sự tôn trọng, lòng thành kính và của những điều tốt đẹp, cao thượng.
Ở Nhật Bản, trong các cuộc triển lãm, hoa hồng bao giờ cũng chiếm ngôi vị "Nữ hoàng của các loài hoa". Ở Bungari, đất nước được mệnh danh là "Xứ sở của hoa hồng" vì trồng nhiều hoa hồng nhất thế giới, người ta có câu châm ngôn "Quí như tinh dầu hoa hồng" để đánh giá một vật nào đó có giá trị rất lớn. Bởi vì phải cần đến 30 đóa hoa hồng người ta mới cất được một giọt tinh dầu (giá trị hơn cả vàng ròng). Người Hy Lạp cổ đại cho rằng hoa hồng là tặng phẩm quí báu mà nữ thần Kibela đã gởi đến cho loài người để tôn vinh những tình cảm cao đẹp, từ đó hoa hồng được mang tên "Quà tặng của thiên thần".

Chính nhờ vào mùi hương dịu dàng, thanh thoát, sang trọng và hình dáng tao nhã, hài hòa, yêu kiều đẹp đẽ một cách tự nhiên mà hoa hồng được coi là vẻ đẹp của người mẹ, của nữ giới nói chung.


Tinh dầu hoa hồng là một trong những tinh dầu thơm nhất và nhiều công dụng nhất. Các nhà khoa học phân tích trong hoa hồng có tinh dầu với tỉ lệ 0,013-0,15% mà thành phần chủ yếu gổm geraniol 12,78%, 1-citronellol 23,89%, phenethyl alcol 16,36%, stearoptenes 22,1%.

Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm,tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Người Trung Quốc và nhiều nước châu Á đã dùng hoa hồng để chữa bệnh từ rất lâu đời.

Loại hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới, vết thương sưng tấy, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch hầu.

Loại hoa hồng trắng (hồng bạch) chứa nhiều tanin, đường, chất nhầy, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu ; ngoài ra còn làm nhuận trường.


Tinh dầu hoa hồng là chất an thần,làm dịu các chứng bệnh về tiêu hóa, trị đau nhức, căng thẳng thần kinh, suy nhược, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt. Ngoài tác dụng kích thích tuần hoàn máu, nó còn là chất sát khuẩn nhẹ, ít độc nhất trong các loại tinh dầu nên có thể dùng cho trẻ nhỏ.

Nước hoa hồng có tác dụng như một loại sữa làm mát dịu và sạch sẽ làn da, có tính sát khuẩn nhẹ và làm hưng phấn tinh thần. Các nhà nghiên cứu ở khoa Dược, trường Đại học UM’S Malaysia cho biết có thể phòng ngừa ung thư và làm hạ huyết áp bằng nước ép của hoa hồng, vì trong cánh hoa có chứa một chất tỗng hợp đặc biệt. Người ta đang nghiên cứu chế biến loại trà và nước giải khát từ hoa hồng để điều trị bệnh cao huyết áp.

Ở Nhật Bản, hoa hồng được chế biến thành mỹ phẩm bảo vệ sắc đẹp của phụ nữ. Người ta pha trà bằng cánh hoa, lấy nước để rửa mặt vừa tẩy sạch da vừa bảo vệ da rất tốt. Hoặc ngâm cánh hoa vào dấm chua để có một dung dịch khử mùi hôi và sát trùng. Hoặc sắc thuốc từ hoa hồng để làm nước rửa mặt và thuốc bỗ giàu vitamin A để làm trắng da, dưỡng da.
Hoa hồng phơi khô trong im (âm can), tán bột dùng để cầm máu, chữa băng huyết, tiêu chảy (người có thai không nên dùng) . Ngày dùng 15-20g bột, hoặc phối hợp với gừng, trà...

Y học cổ truyền Ấn Độ cho rằng nước sắc hoa hồng hoặc tinh dầu hoa hồng hòa với nước (1 giọt hoa hồng + 10 giọt nước) dùng để xoa bóp hoặc cho vào bồn nước để tắm sẽ làm an thần, chữa bệnh ngoài da và làm phấn chấn tinh thần, lạc quan yêu đời. Một số bài thuốc từ hoa hồng :

Chữa ho trẻ em : Lấy cánh hoa hồng trắng còn tươi, một quả quất chín (bỏ cuống), 1/2 muỗng cà phê đường hoặc mật ong. Cho tất cả vào chén nhỏ, hấp cơm hoặc chưng cách thủy. Đem ra nghiền nát, trộn đều rồi gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Làm nhuận trường, chống táo bón : Hoa hồng trắng còn tươi hoặc khô 20-40g, hãm với 100ml nước sôi trong 15-30 phút, thêm 1/2 muỗng cà phê mật ong hoặc đường, uống 2-3 lần trước bữa ăn.

Cầm máu, chữa băng huyết : 
Lấy hoa hồng đỏ mới nở 20-30g ngâm với 1lít nước sôi khoảng 30 phút, lọc lấy nước hòa với 50g đường khuấy đều. Mỗi lần uống 200ml, uống cho đến khi cầm mới thôi.

Chữa giộp lưỡi, loét lợi, lở miệng: Ngâm bột hoa hồng đỏ 5g với 25ml rượu trắng trong 24 giờ. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho thêm 30g mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Dùng tăm bông sạch thấm thuốc bôi vào chỗ đau, ngày 2-4 lần.

Dung dịch mật - hoa hồng này pha với nước sạch, thêm vài hạt muối làm thuốc súc miệng chữa viêm họng rất tốt.


Để chế biến nước dưỡng da, bạn hãy cho 1kg cánh hoa hồng tươi vào chưng cách thủy với lửa nhỏ, đến khi hoa hồng tiết ra chất nước. Để nguội, lọc rồi cho vào lọ thủy tinh kín, dùng dần.
Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những cách thức làm đẹp từ hoa hồng. Dù ở dạng tươi hay khô, chúng vẫn giữ nguyên công dụng. Hoa tươi phải sử dụng ngay khi vừa mới hái, lúc giọt sương vừa tan và mặt trời sắp lên. Nếu muốn trữ lâu, bạn hãy biến đổi chúng sang dạng khô hoặc bột. Có nhiều cách:
- Trải những cánh hoa lên rây lưới. Phủ lên trên một tấm vải thật mỏng, tránh tình trạng cánh hoa khi khô co lại, bay đi. Để rây gần cửa sổ, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Không khí tự nhiên sẽ giúp hoa khô dần.
- Làm khô trong cát, giúp cánh hoa giữ nguyên hình dạng, màu sắc: Chuẩn bị hộp giày cũ, cát khô. Trải một lớp cát dưới đáy hộp, trải tiếp lớp cánh hoa. Cứ thế lần lượt lớp này đến lớp kia. Lớp sau cùng là cát. Không đậy nắp hộp, để khoảng 2 tuần. Sau đó, lược sạch cát khỏi cánh hoa.
Hoa hồng có tác dụng làm lành, dịu mát, sát khuẩn, nuôi dưỡng da nhạy cảm, hoàn toàn không độc hại, thậm chí có thể dùng trên da em bé. Sau đây là vài cách điều chế mỹ phẩm từ hoa hồng tươi và nước cất:
- Nước hoa: Giã nhuyễn 250g nụ và cánh hoa hồng trắng. Trộn thêm 2 thìa lớn nước hoa hồng. Cho vào lọ, đóng kín nắp, để qua đêm. Lọc lấy nước.
- Mặt nạ hoa hồng và mật ong: Trộn đều 2 thìa lớn mật ong, 5 giọt tinh dầu hoa hồng, 2 thìa dầu quả hạnh thành hỗn hợp nhão, bôi lên mặt và cổ trong 15 phút. Rửa lại với nước ấm. Sử dụng 1 lần/tuần.
- Kem dưỡng da: Cho 2 thìa lớn sáp ong nạo nhuyễn và 1/4 tách nước cất vào chảo men, đun nhỏ lửa cho chảy ra. Đổ hỗn hợp ra bát men, trộn đều với 1/2 tách tinh dầu mơ, l/4 tách nước hoa hồng, 4 giọt tinh dầu hoa hồng. Hỗn hợp sẽ sệt lại khi nguội. Thoa đều vào mỗi buổi tối.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

9 quan điểm của một người cha vĩ đại




9 quan điểm của một người cha vĩ đại
TTO - “ Bất cứ ai cũng có thể là một người cha, nhưng chỉ những người đàn ông thực sự mới là người cha tốt” (vô danh).

Một người cha tốt có thể tạo ra tất cả sự khác biệt trong cuộc sống của một đứa trẻ. Anh ta là trụ cột sức mạnh, nâng đỡ và rèn luyện con cái hình thành nhân cách. Công việc của người cha là bất tận, và thường thường, không đòi hỏi sự biết ơn. Nhưng để là một người cha tốt, đôi lúc cũng không phải dễ dàng.

Sau đây là những quan điểm của một người cha vĩ đại - một người cha bình thường trong cuộc đời của những đứa con.

1. Cha là người chấp hành kỷ luật tốt. Một người cha tốt sẽ yêu con mình nhưng anh ta không cho phép con mình phạm lỗi. Người cha sẽ kịch liệt phản đối những việc làm không tốt của con mình, sẽ dùng tình yêu thương để bày tỏ quan điểm. Người cha làm điều này bằng sức mạnh của ngôn ngữ, chứ không phải bằng roi vọt.

2. Người cha cho phép con mình... phạm lỗi. Một người cha tốt nhận ra rằng con mình cũng chỉ là những người bình thường, và chuyện phạm lỗi là một phần trong quá trình phát triển của chúng. Tuy nhiên, người cha cũng thể hiện rõ ràng là nếu con mình cứ lập lại những sai phạm một cách thiếu trách nhiệm thì người cha sẽ không tha thứ.

3. Tư tưởng cởi mở. Người cha tốt sẽ hiểu rằng mọi thứ đều thay đổi theo thời gian và không cố gắng ép buộc con phải theo một tiêu chuẩn nào như thời của mình. Ông ta sẽ không mong đợi con mình sống giống cách sống của mình, và làm những công việc như mình. Người cha cũng tôn trọng những giá trị và những ý kiến của con cái - nếu điều đó không tổn hại đến gia đình và những người khác.

4. Người cha dạy con mình nhận thức đúng giá trị mọi thứ. Một người cha tốt không bao giờ để con mình sống mãi trong sự trợ cấp. Người cha sẽ đòi hỏi con mình có công việc để ý thức được giá trị của đồng tiền và tầm quan trọng của học vấn.

5. Người cha dành thời gian cho con cái. Người cha biết sẽ thú vị như thế nào nếu cùng con mình vui đùa, xem phim hay cổ vũ con cái trong những trận thi đấu nào đó... Người cha sẽ dành thời gian lắng nghe những đứa con mình và có những cuộc chuỵên trò vui vẻ, dễ chịu với chúng. Người cha cũng sẽ dành thời gian để giúp con mình làm bài tập nhà mỗi tối nếu cần thiết.

6. Người cha đem lại sự thông cảm. Mặc dù người cha có thể là một fan của bóng đá, nhưng nếu con trai của ông không cùng sở thích thì ông vẫn sẵn sàng chấp nhận. Người cha có thể trung thành với những ước mơ của ông nhưng nếu con trai ông ta có những ước mơ không như cha mình, người cha vẫn ủng hộ sự quyết định của con và giúp con vạch ra con đường khác để đi.

7. Người cha... thách thức con mình. Người cha muốn con mình phải đạt đến mức tốt nhất mà chúng có thể và cho chúng những sự thách thức để giúp chúng phát triển hơn. Điều này có ý nghĩa rằng, người cha sẽ cho chúng những tự do để đối diện và giải quyết những xung đột trong cuộc sống của chúng.

8. Gia đình đối với người cha là vô giá. Không cần phải đắn đo, người cha sẽ bảo vệ gia đình mình bằng bất cứ điều gì mà ông ta có thể làm được. Người cha cũng sẵn sàng làm thêm công việc để giúp cho cuộc sống gia đình tốt hơn.

9. Tình thương của người cha luôn mênh mông - vô điều kiện. Đây là phẩm chất vĩ đại nhất của một người cha tốt. Dù rằng người cha có thể thất vọng trước những lỗi lầm của con cái, về những hy vọng dành cho chúng không thành, nhưng người cha vẫn yêu thương con mình mà không cần quan tâm đến những điều đó... 






Mẹ và con


Mẹ và con
Phần 1: Những ngày thơ ấu
Lúc con mở mắt chào đời. Mẹ ôm con trong vòng tay
Con cám ơn mẹ bằng những tiếng khóc thét lên
Lúc con lên 1, Mẹ bú mướm cho con và tắm rửa cho con mỗi ngày
Con cám ơn mẹ bằng những tiếng khóc quấy suốt đêm dài
Lúc con lên 2, Mẹ dắt con chập chững từng bước đi
Con cám ơn mẹ bằng cách bỏ chạy thật xa khi mẹ cất tiếng gọi con
Lúc con lên 3, Mẹ chăm sóc từng bữa ăn cho con với tất cả tình yêu thương
Con cám ơn mẹ bằng cách hất tung mọi thức ăn xuống sàn
Lúc con lên 4, Mẹ cho con những cây bút chì màu
Con cám ơn mẹ bằng cách bôi màu lung tung lên bàn ăn
Lúc con lên 5, Mẹ sửa soạn quần áo thật đẹp cho con đi kỳ nghỉ hè
Con cám ơn mẹ bằng cách nhảy tõm vào vũng bùn đầu tiên con gặp
Lúc con lên 6, Mẹ nắm tay dắt con đến trường
Con cám ơn mẹ bằng cách hét toáng lên “ Không đi đâu, không đi đâu”
Lúc con lên 7, Mẹ mua cho con một quả bóng để con chơi đùa
Con cám ơn mẹ bằng cách ném bóng vỡ cửa kính nhà kế bên
Lúc con lên 8, Mẹ mua cho con một que kem
Con cám ơn mẹ bằng cách để nó chảy nhỏ giọt ướt bẩn cả vạt áo
Lúc con lên 9, Mẹ mời cô giáo đến nhà dạy dương cầm cho con
Con cám ơn mẹ bằng cách chẳng hề bận tâm đến việc luyện tập
Lúc con lên 10, Mẹ suốt ngày đưa đón con, từ sân chơi bóng đến sàn tập đến những bữa tiệc sinh nhật
Con cám ơn mẹ bằng cách nhảy ra khỏi xe, chẳng bao giờ ngoái lại nhìn mẹ
Lúc con lên 11, Mẹ dẫn con và lũ bạn nghịch ngợm đi xem chiếu bóng
Con cám ơn mẹ bằng cách đòi ngồi ở dãy nghế khác
Lúc con lên 12, Mẹ căn dặn con không được xem những bộ phim không phù hợp lứa tuổi
Con cám ơn mẹ bằng cách chờ đến lúc mẹ vắng nhà là xem đến thoả thích

Mẹ và con (phần 2): Thời niên thiếu
Khi con 13 tuổi, Mẹ bảo đã đến lúc con phải cắt tóc không được để đầu bù xù như vậy
Con cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng Mẹ chẳng biết gì về mode tóc cả
Khi con 14 tuổi, Mẹ trả tiền cho chuyến đi trại hè một tháng của con
Con cám ơn mẹ bằng cách chẳng hề viết dù chỉ là một lá thư cho mẹ
Khi con lên 15 tuổi, Mẹ tan sở làm về nhà mong chờ vòng tay ôm chặt của con
Con cám ơn mẹ bằng cách ở lì trong phòng và chốt cửa lại
Khi con 16 tuổi, Mẹ tập cho con lái chiếc xe của mẹ
Con cám ơn mẹ bằng cách lấy nó đi bất kỳ khi nào con có thể
Khi con 17 tuổi, Mẹ ngồi đợi một cuộc điện thoại quan trọng
Con cám ơn mẹ bằng cách tán chuyện cùng với chúng bạn trên điện thoại suốt đêm
Khi con 18 tuổi, Mẹ khóc vì sung sướng trong ngày lễ con tốt nghiệp
Con cám ơn mẹ bằng cách vui chơi cùng chúng bạn trong tiệc chia tay đến tận sáng hôm sau

Mẹ và con (phần 3): Lớn khôn và trưởng thành
Con 19 tuổi, Mẹ đóng học phí cho con vào đại học, chở con đến ký túc xá, mang vác hành lý giúp con
Con cám ơn mẹ bằng cách chào tạm biệt mẹ ở bên ngoài cổng ký túc xá để khỏi phải xấu hổ trước mặt bạn bè
Con 20 tuổi, Mẹ hỏi han con rằng con đã hẹn hò vơí một ai chưa
Con cám ơn mẹ bằng cách đáp lại rằng “ Chẳng phải việc của mẹ”
Con 21 tuổi, Mẹ gợi ý một vài công việc cho bước đường tương lai của con
Con cám ơn mẹ bằng cách đáp rằng “ Con chẳng muốn giống như mẹ”
Con 22 tuổi, Mẹ xúc động ôm chặt con trong ngày lễ con tốt nghiệp đại học
Con cám ơn mẹ bằng lời xin thưởng cho một chuyến du lịch châu âu
Con 23 tuổi, Mẹ sắm sửa những đồ đạc cho căn hộ đầu tiên của con
Con cám ơn mẹ bằng cách bảo với chúng bạn rằng những đồ đạc ấy trông thật xấu xí
Con 24 tuổi, Mẹ hẹn gặp người bạn sắp cưới của con và hỏi han về những dự định tương lai của hai đứa
Con cám ơn mẹ bằng ánh mắt nhìn giận dỗi và tiếng càu nhàu “ thôi đi mẹ, xin mẹ”
Con 25 tuổi, Mẹ giúp con trang trải chi phí cho tiệc cưới, rồi mẹ khóc và bảo con mẹ yêu con biết dường nào
Con cám ơn mẹ bằng cách dọn nhà tới tận một vùng đất xa xôi khác của đất nước
Con 30 tuổi, Mẹ gọi điện thoại dặn dò con vài điều về cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Con cám ơn mẹ bằng lời đáp “ Mẹ ơi, thời buổi bây giờ đã khác xưa rồi”
Con 40 tuổi, Mẹ gọi điện nhắc con về ngày sinh nhật của một người họ hàng
Con cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng “ mẹ ơi thực sự con rất bận”
Con 50 tuổi, Mẹ ngã ốm và cần đến sự chăm sóc của con, con cám ơn mẹ bằng cách đọc những sách vở về gánh nặng của cha mẹ đối với con cái
Rồi một ngày kia mẹ lặng lẽ ra đi. Và mọi điều mà con đã chẳng bao giờ làm vì mẹ đổ ập xuống như một tiếng sét ngang trời
“ Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ năm canh”

Mỗi chúng ta chỉ có một người mẹ, chẳng có gì có thể thay thế được người. Hãy luôn yêu kính mẹ hơn cả chính bản thân bạn, mỗi một phút giây trong cuộc đời bạn. Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu vắng mẹ. Một khi mẹ ra đi, những gì còn lại trong bạn chỉ là những kỷ niệm dấu yêu về mẹ và cả nhiều hối tiếc.

Đạo Hiếu trong ca dao Việt Nam


Đạo Hiếu trong ca dao Việt Nam

Chữ Hiếu là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là “ Ngày của Mẹ”. Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như:
  “ Công cha như núi Thái Sơn
  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
  Một lòng thờ mẹ kính cha
  Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
 hay là:
  “ Công cha như núi ngất trời
  Nghĩa mẹ như nước sáng ngời biển đông
  Núi cao, biển rộng mênh mông
  Cù lao chín chữ thuộc lòng con ơi”
- Công ơn cha mẹ vô cùng cao rộng như thế, đạo làm con trước hết là phải biết vâng lời cha mẹ:
  “ Cá không ăn muối, cá ươn
  Con cãi cha mẹ trăm đường con hư “
  hay là:
  “ Mẹ cha là biển, là trời
  Làm sao con dám cưỡng lời mẹ cha”
- Lớn lên khi ý thức được công ơn sanh thành dưỡng dục khó nhọc của mẹ cha thì phải ghi lòng tạc dạ ơn nghĩa cao dày của đấng sanh thành:
  “ Nuôi con khó nhọc đến giờ
  Trưởng thành con phải biết thời hai thân”
Công nuôi dưỡng của cha, ơn mang nặng đẻ đau của mẹ, sự đáp đền của phận làm con cũng chỉ trong muôn một:
  “ Ơn cha nặng lắm ai ơi
  Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
Không những chỉ mang nặng, đẻ đau mà ơn sâu của mẹ thật vô cùng trời biển, từ khi bú mớm cho đến lúc nhai cơm sú nước cho con:
  “ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
  Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”.
Từ miếng ăn giấc ngủ, từ giọng hát ầu ơ ru con với chiếc quạt nồng, nhịp võng tao nôi đã ru êm cho tình mẫu tử thiêng liêng, vòng tay êm ái của mẹ hiền là hình ảnh muôn đời gắn bó trong tâm thức của những ai trong đời đã được làm con và đã được nâng niu trong tình thương ấp ủ của mẹ hiền:
  - Con ơi, con ngủ cho ngon
  Để mẹ đi gánh nước non tang bồng.
Ngoài tình thương mẹ đã dành cho con, vai trò của người mẹ Việt Nam vẫn còn ưu tư cho vận nước, những hình ảnh của Hòn Vọng Phu, của nàng Tô Thị, của những anh hùng liệt nữ vẫn chói ngời trong từng trang sử Việt kiêu hùng, phận làm con, đã được nuôi dưỡng lớn lên không phải chỉ toàn bằng cơm áo, mà đã được lớn khôn trong tình thương bao la của mẹ của cha, nhất là Mẹ - tất cả đều dành để cho con. Mẹ đã hun đúc cho con những đạo đức, tình người, ơn của mẹ làm sao mà kể xiết. Đến khi lớn lên con lại chấp cánh bay xa, trai thì ra đời bôn ba với sự nghiệp, gái thì khăn áo vu qui, cất bước theo chồng, xa mẹ, xa cha. Và đến khi những đứa con lại làm vai trò cha mẹ thì mới ý thức thêm rằng công ơn của mẹ cha thật là vô bến, vô bờ:
  “ Lên non mới biết non cao
  Nuôi con mới biết công lao mẫu từ”.
  - Bao giờ cá lý hóa long
  Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa
Nhất là trong hoàn cảnh nào đó, phải đành sống xa cha mẹ, lòng yêu thương lại càng thắm thiết hơn:
  - Một mai gặt lúa đem về
  Thờ cha, kính mẹ nhiều bề hiếu trung.
  - Ơn cha nghĩa mẹ nặng trìu
  Ra công báo đáp ít nhiều phận con.
Cho dẫu trong hoàn cảnh nghèo nàn của thân phận, nỗi lòng của mẹ vẫn vô biên trong tình thương thắm thiết, đậm đà và tình cảm của người con thương yêu mẹ là một tình thương tôn kính vô biên:
  “ Mẹ già ở túp lều tranh
  Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con”.
Đạo lý làm người là đạo lý của Lạc Hồng Việt tộc, lời khuyên răn trong đạo lý của dân tộc Việt vẫn là: “ Thờ mẹ kính cha !”.
  - Liệu mà thờ mẹ kính cha
  Đừng tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười
Phụng dưỡng mẹ cha thì phải biết lòng chăm lo cho tròn chữ Hiếu:
  - Cau non khéo bửa cũng dày
  Trầu têm cánh phượng để Thầy ăn đêm
  (Thầy: Người miền Bắc thường gọi cha mẹ là Thầy mẹ)
Người con trai khi đi lấy vợ, thường cũng phải chọn lựa người vợ mình phải là người con hiếu thảo với mẹ cha:
  “ Hôm xưa anh đến chơi nhà,
  Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường
  Thấy em nằm đất anh thương
  Vội ra kẻ chợ đóng giường tám thang”
Và người con gái khi đi lấy chồng, cũng thường đòi hỏi người chồng mình phải là bậc hiếu trung:
  “ Ngó lên rừng, thấy cặp cu đương đá
  Ngó xuống biển, thấy cặp cá đương đua
  Chàng về lập miếu thờ vua
  Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha”
Bổn phận của người chồng không những chỉ thờ phượng cha mẹ riêng mình, mà phải trọn lòng hiếu thảo với cha mẹ vợ:
  - Em về anh gởi buồng cau
  Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy
  Em về anh gởi đôi giầy
  Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi
Cả hai vợ chồng cùng đồng một lòng thờ kính cha mẹ chuntg của cả hai người:
  “ Em thì đi cấy ruộng bông,
  Anh đi cắt lúa để chung một nhà
  Đem về phụng dưỡng mẹ cha
  Muôn đời tiếng Hiếu người ta còn truyền”
Nhưng nỗi lòng của người con gái khi cất bước theo chồng thường mang trong tâm, nỗi niềm thương cha, nhớ mẹ khôn nguôi:
  - Thương mẹ, nhơ cha như kim châm vào dạ
  Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi.
Bổn phận của nàng dâu thường chăm sóc cho cha mẹ chồng hơn cha mẹ mình, vì không được cận kề hôm sớm, nên thường tủi hổ than thầm.
  - Gió đưa cây cửu lý hương
  Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn
  Sầu riêng, cơm chẳng buồn ăn,
  Đã bưng lấy bát, lại dằn xuống mâm
Và cũng vì thương cha mẹ, nên một số người đã không chịu lấy chồng phương xa, mà chỉ muốn ở gần để được phụng dưỡng cha già mẹ yếu:
  - Con cá đối, nằm trong cối đá,
  Con chim đa đa, đậu nhánh đa đa
  Chồng gần bậu không lấy, bậu lấy chồng xa,
  Mai sau cha yếu, mẹ già
  Chém cơm, bát nước, bộ kỷ trà ai bưng ?
Đó là khi cha mẹ còn sinh tiền, nhưng rồi đến một tuổi đời nào đó thì:
  - Mẹ già như chuối chín cây
  Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.
Chỉ còn mang trong lòng nỗi nhớ thương và phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống ra sao, thì khi mẹ cha khuất núi vẫn một lòng nhớ thương, yêu kính và phụng thờ:
  - Quyết lòng lập miếu chạm rồng
  Đền ơn phụ mẫu ẵm bồng  ngày xưa.
  hoặc:
  - Thờ mình dĩa muối tương rau
  Còn nhớ phụ mẫu, mâm cao cỗ đầy
Trong những vần ca dao xưng tụng lòng hiếu thảo của những người con biết thờ cha, kính mẹ; bên cạnh đó chúng ta còn được nghe những câu ca dao có tính chất mỉa mai, châm biếm cho những ai không tròn đạo hiếu trung:
  - Cha mẹ nuôi con, bằng trời, bằng bể
  Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày.
  - Mẹ cha còn sống, thì chẳng cho ăn
  Đến khi thác xuống làm văn tế ruồi
  - Mẹ cha còn sống, chẳng chịu dưỡng nuôi
  Đến khi khuất núi ngậm ngùi khóc than.
Nhìn chung lại, ca dao Việt Nam vốn đã vô cùng phong phú, lại càng phong phú hơn khi đã dùng phương tiện của những câu hò, điệu hát dân gian truyền khẩu để nói lên tấm lòng hiếu thảo của những người con và đề cao công lao trời biển của mẹ cha, đã với bao la của tình thương để dành tất cả cuộc đời mình cho cuộc sống và niềm vui của những đứa con.
Trong hoàn cảnh ly hương hôm nay thiết nghĩ những câu ca dao trung hiếu sẽ vô cùng thắm thiết cho tâm trạng những ai đang cách xa người mẹ hiền còn ở lại chốn quê xưa:
  - Mẹ già như chuối ba hương
  Như xôi nếp một như đường mía lau.
  - Chiều chiều ra đứng ngõ sau
  Trông về quê mẹ ruộc đau chín chiều
  - Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi
  Ngó trông thấy mẹ, ngùi ngùi nhớ thương.